Hạt giống Đậu cove bụi lùn 20gr
Thường mua cùng
- +
- +
-
-
Hạt giống Đậu cove bụi lùn 20gr 9.000 ₫
12.000 ₫ -
Hạt giống Dưa chuột gai mini 1gr (~20 hạt) 12.000 ₫
15.000 ₫ -
Hạt giống Cà tím tròn Rado 125 - Gói 0.5gr 8.000 ₫
10.000 ₫ Tổng tiền: 29.000 ₫
- Thêm cả vào giỏ hàng
-
Cung cấp Hạt giống Đậu cove bụi lùn 20gr ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Đậu cove bụi lùn 20gr: 9.000đ . Quy cách: 20gr
Thông tin chi tiết sản phẩm
Tên sản phẩm | Hạt giống Đậu cove bụi lùn 20gr |
Quy cách | 20gr |
Mô tả ngắn | Thời vụQuanh nămLoại câyDạng bụi, kháng bệnh tốt,cao trên 50cm,thu hoạch dàiThời gian thu hoạch50 - 55 ngàyKhoảng cách trồngHàng - hàng : 60 - 70cmCây - cây : 20 - 25cmLượng giống 1.5 - 1.7kg/1.000m2 Đặc điểm tráiVỏ xanh, hạt trắng, dài 14 - 16cm,...) |
Giá |
9.000 ₫
|
Thời vụ | Quanh năm |
Loại cây | Dạng bụi, kháng bệnh tốt,cao trên 50cm,thu hoạch dài |
Thời gian thu hoạch | 50 - 55 ngày |
Khoảng cách trồng | Hàng - hàng : 60 - 70cm Lượng giống 1.5 - 1.7kg/1.000m2 |
Đặc điểm trái | Vỏ xanh, hạt trắng, dài 14 - 16cm, đường kính 0.6 - 0.7cm |
Kỹ thuật trồng đậu Cove dạng bụi (tham khảo)
1. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Đậu cô ve ưa thích khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu nhiệt độ cao và cũng không chịu rét. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 8 - 10 độC, nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm 25 - 30 độ C.
Nhiệt độ cho cây sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất 20-250C. Nhiệt độ đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển 18 - 30 độ C.
- Ánh sáng: Đa số các giống gieo trồng hiện nay hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển trong điều kiện chiếu sáng 10 - 13 giờ/ngày.
- Nước: Khi hạt nảy mầm cần lượng nước 100 - 110% so với khối lượng của hạt. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất có độ ẩm 70 - 80%.
Thiếu nước cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, rụng nụ, rụng hoa, quả nhỏ, tỷ lệ đậu quả giảm, năng suất thấp mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến màu sắc quả và độ rắn chắc của quả.
- Độ ẩm không khí thích hợp khoảng 65 - 75%
- Đất: Cây đậu có khả năng thích nghi với nhiều loại đất. Đất nhẹ, tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng cho năng suất cao, chất lượng tốt. pH thích hợp cho đậu cô ve từ 6 - 6.5.
2. Chuẩn bị đất
- Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
- Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới có thể diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ vụ trước.
- Đậu cô ve có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhưng vụ chính là vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11 - 12 dương lịch.
- Chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; bón vôi rồi cày bừa để vôi trộn đều vào đất, lên luống cao 20 - 25 cm, luống rộng 1,2 m, rãnh rộng 30 - 40 cm, những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước, có thể trồng hàng đôi hoặc hàng đơn trên luống. Nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng 1,2 - 1,4 m. Trồng hàng đơn đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc.
3. Trồng và chăm sóc
Khoảng cách hàng 50 cm x cây 30 cm. Lượng hạt gieo: 4,5 kg/1000 m².
- Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác:
Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới, không sử dụng nước ao tù, nước thải, nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại.
Kỹ thuật: Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi. Khi bón phân thúc, tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.
Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 2 lần/ngày đảm bảo ẩm độ đất 70 - 75%. Mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa. Làm rảnh thoát nước tránh bị ngập úng.
4. Bón phân
Sử dụng phân bón:
Chỉ sử dụng các lọai phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và đúng thời điểm, không bón thừa phân đạm (N), đảm bảo cách ly phân đạm từ 7 - 10 ngày trước khi thu hoạch.
Lượng bón và phương pháp bón phân
Lượng bón tính cho 1ha: 140 kg N - 115 kg P2O5 – 60 kg K2O tương đương 304 kg urê + 697 kg lân super + 100 kg kali clorua.
Làm cỏ: Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.
Cách bón:
Bón lót: Bón trước khi trồng 1 - 2 ngày vào rạch hoặc hốc, đảo đều và lấp kín phân, bảo đảm phân được vùi sâu khoảng 15 - 20 cm. Phân hữu cơ: 20 tấn/ha; super lân: 697 kg/ha; vôi: 300kg/ha.
Bón thúc chia làm 3 lần:
Lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật. Ure: 30%/ tổng số; KCl: 30%/ tổng số.
Lần 2: Khi cây phân cành nhánh. Ure: 30%/ tổng số; KCl: 30%/ tổng số.
Lần 3: Khi cây ra quả rộ. Ure: 40%/ tổng số; KCl: 40%/ tổng số.
Khi bón thúc cần kết hợp với xới, vun gốc.
Lần bón 2 kết hợp vun gốc cao cho đậu cove lùn và cắm giàn đối với đậu côve leo.
Có thể sử dụng phân bón hỗn hợp NPK 16 - 16 - 8, 7 - 7 - 14… thay phân đơn, quy đổi tương đương.
Đối với vụ Xuân Hè nên bón ở mức đạm 120 - 125 kg/ha, tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng giống.
5. Chăm sóc
Tưới nước: Có thể sử dụng nước mặt (hồ, ao, sông) hoặc nước ngầm (nước giếng khoan) để tưới. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn để tưới trực tiếp cho đậu cove leo.
Sau khi trồng thường xuyên tưới ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Giai đoạn nụ, hoa, quả rộ và quả đang lớn cần đảm bảo đủ nước (luôn duy trì độ ẩm đất từ 70-80%).
Nếu có điều kiện thì tưới rãnh; sau khi mặt nước đã thấm nước đều phải tháo kiệt, hạn chế đọng nước trên rãnh.
Các đợt bón thúc đều phải kếp hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học:
Cần áp dụng tối đa các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu xanh đục quả từ giai đoạn nụ hoa đến cuối vụ;
Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) như: sử dụng các giống kháng và nhiễm nhẹ sâu bệnh.
Trước khi trồng vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, làm đất sớm để trừ trứng, nhộng, sâu non trong đất, xử lý bằng thuốc (Basudin 10H, Vibam 5H,…);
Kết hợp các đợt bón thúc cần vơ tỉa lá già, loại bỏ lá bị sâu, bệnh tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh;
Áp dụng các biện pháp luân canh với cây lúa nước, cây khác họ nhằm hạn chế nguồn phát sinh sâu bệnh hại. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ sớm sâu bệnh hại.
Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu khoang, sâu xanh đục quả).
Biện pháp sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)
Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc BVTV
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật;
Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng nồng độ-liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Một số sâu, bệnh hại chính và cách phòng trừ
Sâu xám: Thường gây hại cây con mới trồng, tại chỗ gốc cây bị hại dùng que có thể đào, bắt được sâu. Sử dụng thuốc xử lý đất Basudin 10H, Vibam 5H,…)
Dòi đục lá: >20% lá bị hại cấp 1-3 (giai đoạn sau trồng – phân cành, ra hoa); > 40% lá bị hại cấp 3-5 (giai đoạn giữa – cuối vụ (hoa – quả) xử lý một trong các loại thuốc có hoạt chất Cyromazine (Trigrard 75WP), hoạt chất Difenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC …), hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP …), hoạt chất Emamectin benzoate (Tasieu 1.9EC, Emaben 2.0EC, Rholam 20EC … ).
Sâu khoang: Mật độ >3 con/m² xử lý thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC), hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC), hoạt chất Permethrin (Pounce 1.5G).
Sâu đục nụ hoa – quả: >15% nụ, hoa, quả bị đục xử lý thuốc hóa học thế hệ mới có hoạt chất Spinosad (Success 25SC), hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC), thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, Sokonec 0.36AS …), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Crymax 35WP, Kuraba WP,…), hoạt chất Emamectin benzoate (Emaben 2.0EC, Rholam 20EC, Susupes 1.9EC, Dylan 2EC… ), hoạt chất Abamectin (Elincol 12ME, Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC, Soka 24.5EC, Plutel 1.8EC…)..
Rệp: Là môi giới truyền một số bệnh do virus. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Trebon 30EC, Actara 25WP, …để phòng trừ.
Bọ phấn: là loại côn trùng nguy hiểm nhất, không chỉ tàn phá cây mà còn là môi giới truyền bệnh xoăn vàng lá do virus. Sử dụng một trong các loại thuốc Confidor 100SL, Oshin 20WP, Actara 25WP, …để phòng trừ.
Bệnh đốm lá: > 10% lá, quả bị bệnh cấp 3- 5 xử lý một trong các loại thuốc có hoạt chất Chlorothalonil (Daconil 75WP, Arygreen 75WP, …), hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil MZ – 72WP, Romil 72WP …), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC), hoạt chất Mancozeb (Dithane M45 – 80WP), hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Zintracol 70WP …), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC), hoạt chất Mancozeb (Dithane M45 – 80WP), …
Đậu cove leo ra hoa, đậu quả không tập trung theo các đợt nên thời điểm xử lý sâu đục quả thích hợp nhất là vào các đợt hoa rộ. Việc sử dụng thuốc BVTV ở giai đoạn thu hoạch quả cần phải tính toán cân nhắc phù hợp với thời gian thu hoạch quả để đảm bảo đủ thời gian cách ly.
7. Thu hoạch
Thu hoạch khi quả bắt đầu nổi hạt, thu từng lứa, tránh dập nát, hư hỏng, thời gian thu hoạch: 3 – 4 ngày thu 1 lần tuỳ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc.
Loại bỏ quả có vết sâu bệnh hại, dị dạng. Không rửa nước trước khi đóng gói và đưa vào bảo quản cũng như vận chuyển.
Dùng các thùng, rổ nhựa sạch thu quả, phân loại quả, xếp vào các thùng nhỏ, có kích thước phù hợp, tránh để dập nát, xây sát hoặc tiếp xúc với đất.
Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo đúng thời gian cách ly theo chỉ dẫn trên bao bì hóa chất, thuốc BVTV.
Mua Hạt giống Đậu cove bụi lùn 20gr ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.