Hạt giống Dưa lưới F1 Rado 153 - Gói 10 hạt
Thường mua cùng
- +
- +
-
-
Hạt giống Dưa lưới F1 Rado 153 - Gói 10 hạt 11.000 ₫
15.000 ₫ -
Hạt giống Cải bẹ dún 20gr 9.000 ₫
11.000 ₫ -
Hạt giống Hoa Vạn Thọ lỡ Đỏ Cam lai F1 MARIGOLD 945 - Gói 10 hạt 12.000 ₫
15.000 ₫ Tổng tiền: 32.000 ₫
- Thêm cả vào giỏ hàng
-
Cung cấp Hạt giống Dưa lưới F1 Rado 153 - Gói 10 hạt ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Dưa lưới F1 Rado 153 - Gói 10 hạt: 11.000đ . Quy cách: 10 hạt
Thông tin chi tiết sản phẩm
Tên sản phẩm | Hạt giống Dưa lưới F1 Rado 153 - Gói 10 hạt |
Quy cách | 10 hạt |
Mô tả ngắn | Thời gian nẩy mầmkhoảng 3 ngàyThời gian thu hoạch70 - 80 ngàyKhoảng cách trồngCây - cây : 0.4 - 0.5mHàng - hàng : 1.2mDạng quảQuả hình Oval, da màu xanh, Thịt vàng cam , ăn ngọt và thơm Quy trình kỹ thuật trồng dưa lướiI. Chuẩn bị trước khi trồng...) |
Giá |
11.000 ₫
|
Thời gian nẩy mầm | khoảng 3 ngày |
Thời gian thu hoạch | 70 - 80 ngày |
Khoảng cách trồng | Cây - cây : 0.4 - 0.5m |
Dạng quả | Quả hình Oval, da màu xanh, Thịt vàng cam , ăn ngọt và thơm |
Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới
I. Chuẩn bị trước khi trồng dưa lưới:
• Sân nên full nắng, ít nhất trực xạ nắng sáng đến 13 h.
• Dàn cao tối thiểu 1 m 8; chuẩn bị khung giá đỡ, lưới ...v.v cho dưa leo. Nếu trồng bò chuẩn bị tương ứng
• Thổ canh - chuẩn bị đất kỹ trước khi trồng; chậu trồng >= 15 lít.
Một số loại vật tư phối giá thể thông dụng:
Công thức cơ bản: 1 xơ 1 trấu 2 phân 3 đất; vôi lân các loại phân khác tùy ý miễn tơi xốp thoát nước tốt.
• Về quy cách: thường đóng bao 50 dm3 - nhiều bạn cứ hỏi là theo bài hướng dẫn 1 bao là như thế nào...
1. Xơ/mụn dừa: trên thị trường đóng nhiều loại có tỷ lệ xơ mùn khác nhau; nhìn chung ad thích loại nhiều xơ hơn.
> 99% là chưa xử lý: xả chát xơ dừa cần ngâm rửa qua nước; xong làm khô nữa thì rất tốn thgian + chi phí. Trong ảnh 2 - 3 là mùn và xơ đã xử lý.
2. Phân bò khô: dễ tìm, dễ dùng và cũng dễ gặp vấn đề về sùng đất nên cần phải ủ trước.
Cách ủ: lót 1 lớp xơ/đất vào chậu to, cho 3/4 phân bò vào, phủ 1 lớp đất lên - tưới ẩm = nước, có em càng tốt - cứ đưa vào; nhanh 30, chậm 90n dùng tốt.
3. Phân viên nén/ phân nở các loại: loại này dùng bón lót khá ổn. Tuy nhiên có các vấn đề sau:
> Nếu là phân gà viên sẽ đầy mạt gà - cách xử lý: vôi / hantox / .v.v Thực ra con này ko thấy hại cây nhưng nhìn nó khó chịu thôi - nhà nào ko ưa thì né các loại phân gà ra.
> Thị trường phân nở muôn vàn, có loại rã nhanh, rã chậm; có loại nặng mùi/ loại ít mùi; có loại đầy dòi/ loại ko.
> Theo đánh giá cá nhân nếu có đk nên dùng các loại sau: growbel - dynamic - bounceback - japon
4. Trấu hun/ trấu tươi: dễ tìm mua ở các cửa hàng vtnn
Trấu hun: phối nhiều sẽ mặn (tro); tạo độ xốp kém hơn trấu tươi; ít nấm bệnh
Trấu tươi: ngược lại; khi dùng cần xử lý nấm bệnh = trộn vôi, hoặc ủ, hoặc phun tưới các loại EM.
5. Đất trồng cây: ở tp thì chỉ có đi mua hoặc về nơi còn đất đào; các bạn tìm được đất đỏ như ảnh thì tốt; không thì phối với cát xây dựng/ đất đào móng nhà/ đất ruộng/sông cũng được. Cẩn trọng với các loại "đất sạch trồng cây".
II. Ươm gieo hạt dưa lưới
Hạt dưa lưới rất dễ nảy mầm, hầu hết sẽ nứt nanh trong vòng 24h sau ủ; nảy mầm trong 48h sau ươm bầu (tổng ~ 72h) quá thời gian này coi như vứt.
Nguyên do hạt không nảy chủ yếu do hạt đã quá cũ.
Cách bảo quản hạt khi chưa dùng: zip kín để nơi khô ráo. Có phương pháp để ngăn mát tủ lạnh nhưng ad không khuyến nghị pp này.
----------------------------------------
Giá thể ươm: đất, viên nén,... tùy ý. Nên phối trộn xơ dừa ~ 50 % đã xả chát để đảm bảo độ xốp.
Vật tư: khay, bầu, ly, túi giấy...v.v tùy ý
Có nhiều cách ươm hạt, tùy điều kiện các bạn tự chọn phương pháp phù hợp:
----------------------------------------
1. Gieo thẳng vào bầu trồng, (gieo dự phòng khoảng 10% trong khay ươm), tưới ẩm mỗi ngày.
Ưu: nhanh gọn lẹ.
Nhược: Có nguy cơ tổn thất cao: thiếu/dư nước; chim chuột sên phá.
Khuyên: cần chuẩn bị tốt khi áp dụng pp này.
***
2. Ươm thẳng khay, tưới ẩm mỗi ngày.
Ưu: như trên, có thể neo cây 10 – 15 ngày nếu chưa kịp hạ thổ.
Nhược: tốn thêm công hạ bầu, lấy cây không khéo dễ hư rễ.
***
3. Gồm các kiểu trên + thêm công đoạn ủ nứt nanh
*ủ hạt: ngâm hạt nước ~ 50 - 60 độ trong 2 - 3h; xếp vào khăn vải ẩm, để vào chỗ tối đậy kín (để chim gián ko lụm thôi).
Ưu: dễ kiểm soát số lượng cây gieo trồng, loại bỏ hạt lép xấu, neo cây.
Nhược: tốn công, hạt đã nứt nanh dễ gãy mầm khi tra khay, ủ quên thành giá.
III. Các vấn đề thường gặp ở cây con:
1. Lá mầm quắn, có vệt
Nguyên nhân: giá thể ươm quá chặt, hoặc thời tiết quá lạnh, mầm vương yếu.
Xử lý: phối giá thể tơi xốp hơn, chọn thời vụ phù hợp.
-----------------
2. Lá mầm, lá thật 1, 2 có màu vàng, hoặc màu bất thường
Nguyên nhân: Giá thể dùng xơ chưa xả chát, bón quá nhiều vôi, đất có ph cao >7, hoặc có thể do nấm.
Xử lý: chuẩn bị tốt giá thể (bón lót các loại phân hữu cơ hoai mục, phun thuốc/chế phẩm vi sinh trừ nấm hại)
-----------------
3. Thường gặp nhất: lỡ cổ rễ: teo cổ rễ, héo đen, cây gục ngang: 90% các bạn mới trồng gục ngả ở lv 1.3 này.
Nguyên nhân: quá siêng tưới, ẩm cao tạo đk thuận lợi cho các bạn nấm gặm gốc rễ.
Xử lý: diệt trừ mầm bệnh = các chế phẩm sinh/hóa học tùy lựa chọn. Tưới xa gốc, không tưới đẫm, nâng cao gốc vs mặt đất trồng.
-----------------
4. Ươm dưa thành giá:
Nguyên nhân: sợ cây đen da, toàn để trong bóng râm.
Xử lý: vác ra phơi nắng ngay
IV. Phát đọt (ngọn), để chèo và thụ phấn tuyển trái.
Chú giải:
Đọt: đỉnh của thân chính.
Phát đọt: là giai đoạn phát triển mạnh đọt, thông thường từ 6 lá trở đi.
Chèo: là cành mọc ra từ nách lá. Ban đầu đang nhú gọi là chồi nách, khi phát triển dài ra gọi là chèo.
>>> Giai đoạn cây ra lá thật đến phát đọt cần lưu ý một số điểm như sau:
1. Khi cây 4 - 5 lá thật nên neo cây bằng cọc tre (đối với các vườn nóc - rất gió), và cột / quấn dây để cây leo. Lưu ý: neo cây cẩn thận ko để cạ, gãy thân; cột không thắt siết cổ rễ; không nên dùng dây kẽm thép, dây rút.
2. Tỉa tất cả chồi nách cho đến lá thật thứ 8. Chủ yếu để tập trung dinh dưỡng phát triển lá thật, phát đọt.
3. Khi cây được 6 - 8 lá thông thường sẽ đi đọt: đoạn này lưu ý phòng trĩ và bọ phấn chích hút quéo đọt, xoăn lá coi như bỏ cây.
4. Tăng dần lượng nước tưới và phân bón, giai đoạn chủ yếu N (Nito) và P (Photpho). Nếu đẩy K (Kali) quá cao, biểu hiện thường thấy là cây mới 6 - 8 lá hoa đực nở đầy, cây lùn, đọt không vươn, lá dày, già nhanh, nhỏ hơn bình thường (so với giống).
5. Từ nách lá 8 đến nách lá 15 là tối ưu về sức cây cũng như thời gian gieo trồng để chèo tuyển trái. Bất đắt dĩ thì để chèo cao hơn nhưng để thấp thì không nên.
6. Lưu ý theo dõi hoa đực ở các nách lá nếu ít, nhỏ, vàng thì cần xem xét tăng phân, cân đối K (Kali) – N (Nito) để có chất lượng hoa cái tốt. Cẩn thận với vi lượng Bo.
7. Trước khi thụ phấn 3 - 5n nên xử lý phân thuốc (nếu cần). Trong giai đoạn chuẩn bị thụ và thụ phấn không nên phun lá.
8. Hoa cái vàng do rất nhiều nguyên nhân sẽ tổng hợp ở một chủ để khác.
9. Thụ phấn: lấy hoa đực vặt cánh, xoay đều xung quanh nhụy hoa cái. Sợ ko đủ phấn thì 2 - 3 hoa đực/1 cái. Lưu ý tránh cầm nắm hoa cái (xước, gãy).
10. Giai đoạn thụ kéo dài khoảng 5 - 7n tùy tình trạng vườn. Tuyển trái từ 5 - 7n sau thụ (nst), trái tuyển phình đều, to nhất, căng da, ít lông, không ghẻ.
V. Giai đoạn thụ phấn - tuyển trái - treo trái:
• Chèo thấp thụ không được thì thụ các chèo cao
• Nguyên do hoa cái vàng trước khi nở: cây yếu // chèo quá thấp (cây chưa đủ sức) // sâu bọ chích // nấm bệnh // phun thuốc/phân quá liều.
• Nguyên do hoa cái vàng/trái không phình/ trái méo sau khi thụ: các nguyên nhân kể trên + thụ không hoàn chỉnh, ướt phấn.
• Trong điều kiện tốt: nắng ráo, hoa đực cái to khỏe, thụ phấn tốt: trái sẽ phình ra - lần lượt 1 - 3 -7 nst. Nếu quen mắt, tuyển luôn ở ngày 1 (ko khuyến khích)
• Vườn nào trên cao gió lộng nên treo trái; vườn che chắn tốt thì thả rông đỡ tốn công
• Tuyển trái xong tầm này cây cũng đã đụng dàn ~ 30 lá: ngắt đọt để tập trung dd nuôi lá/trái. Cắt lá già /sâu/bệnh từ dưới lên, lá tốt thì cứ để. Lưu ý bọc trái bằng bao trái cây (cỡ size 25 x 30 cm); nếu ko có túi này dùng bao nylon trong bọc lại (nhớ đục đáy + xung quanh thoáng khí.
Nguồn: Hội người trồng dưa lưới sân vườn
https://www.facebook.com/groups/dualuoisanvuon
Mua Hạt giống Dưa lưới F1 Rado 153 - Gói 10 hạt ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.