Hạt giống Hẹ ăn bông

Hạt giống Hẹ ăn bông

11.000đ / 1gr

Đánh giá: (0)

Cung cấp Hạt giống Hẹ ăn bông ✅ Chất lượng. ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ Giá Hạt giống Hẹ ăn bông: 11.000đ . Quy cách: 1gr

Hạt giống Hẹ ăn bông

Hạt giống Hẹ ăn bông

Thông tin chi tiết sản phẩm

Tên sản phẩm Hạt giống Hẹ ăn bông
Quy cách 1gr
Mô tả ngắn Nói đến Cây Hẹ bông chắc chúng ta ai cũng biết, vì đây là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam và nấu canh đặc biệt ngon ngọt, các gia đình có con nhỏ hầu như nhà nào cũng phải trồng 1 cây để làm vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho...)
Giá 11.000 ₫

Nói đến Cây Hẹ bông chắc chúng ta ai cũng biết, vì đây là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam và nấu canh đặc biệt ngon ngọt, các gia đình có con nhỏ hầu như nhà nào cũng phải trồng 1 cây để làm vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho các bé, như ho, hắt hơi, viêm họng…

Nhưng ngoài thân cây Hẹ ra, thì một thành phần khác cũng rất tốt là Hẹ bôngCây Hẹ  khi để già sẽ trổ bông, ta hay gọi là Hẹ bông.

Hẹ bông dễ trồng và chăm sóc, thu hoạch được nhiều đợt.

Nó có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, như chất xơ, chất đạm, chất đường, sắt, protein, các loại vitamin A,B,D…

Vì vậy, Hẹ bông đã trở thành một món rau xuất hiện trong bữa cơm của rất nhiều gia đình. Hẹ bông bông có tính mát, giải nhiệt rất tốt trong mùa hè nóng nực. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm mỡ máu, giảm béo, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng rất tốt.

 Hẹ bông không kén đất, trồng nơi nào cũng được chỉ cần nguồn nước tưới ổn định. Và đặc biệt, Hẹ bông là giống cây ăn lâu dài, chỉ cần trồng một lần có thể thu hoạch trong 3 năm, nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể thu được từ 4 đến 5 năm. Bông hẹ yêu cầu nước tưới đầy đủ và bỏ phân vi sinh nuôi cây, ngoài ra chưa thấy sâu bệnh phát sinh nên ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..

Kỹ thuật trồng hẹ (tham khảo)

1. Thời vụ

- Hẹ trồng được quanh năm, nhưng trong mùa nắng sẽ đạt năng suất cao hơn mùa mưa.

2. Làm đất

- Chọn đất: đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt.

- Làm đất: đất sau khi cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi 100 kg/1.000 m2, đất được phơi khô 15 - 20 ngày, để cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh.

- Lên liếp cao 20 - 25 cm, ngang 1 - 1,2 m, chiều dài tuỳ theo diện tích đất, rãnh sâu 20 - 30 cm, để hạn chế úng và thoát nước tốt trong mùa mưa.

3. Cách trồng

Trồng bằng thân: hẹ được tách ra từng tép, trồng mỗi bụi từ 3 - 4 tép, khoảng cách 15 x 15 cm, lấy tay ấn mạnh đất cho chặt, sau đó phủ liếp bằng rơm rạ mục mỏng, tưới nước đủ ẩm.

Trồng bằng hạt: phương pháp này áp dụng khi có hạt giống, đất cũng được lên liếp như trường hợp trồng bằng củ nhưng đất mặt cần tơi mịn hơn. Có thể gieo vãi đều trên mặt liếp hoặc rãi theo hàng như trồng bằng thân, gieo xong trộn nhẹ với lớp đất mặt. Để bảo đảm nảy mầm đều, hạt hẹ ngâm vào nước ấm 35 - 37 độ C trong 4 - 6 giờ, sau đó trộn với tro bếp, vò hạt giống cho tơi rồi gieo. Tưới nước đủ ẩm để hạt hẹ mọc đều.

Ghi chú: Sau khi hẹ lên được 7 - 10 ngày cần tưới thêm urea 3 - 5 kg/1.000 m2 đất, đến khi hẹ được 10 - 15 cm nhổ cả đất, cấy ra liếp khác. Hẹ dễ sống, dễ nảy chồi, nên khi trồng thân, hẹ mọc tốt, ta vẫn tỉa trồng ra liếp khác như hẹ gieo bằng hạt.

4. Bón phân

Sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và đúng thời điểm, không bón thừa phân đạm (N), đảm bảo cách ly phân đạm từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch. Không lạm dụng các chế phẩm tăng trưởng, các chất kích thích, phân bón lá vì sẽ gây tốn kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh.

Lượng phân dùng trên diện tích 1.000 m2:

+ Vôi bột: 100 kg.

+ Phân chuồng hoai: 2.000 – 3.000 kg hoặc phân hữu cơ vi sinh từ 200 - 300 kg.

+ Phân Urea: 16 – 20 kg.

+ DAP: 10 kg.

+ Phân Super lân: 20 kg.

+ Phân KCl: 5 kg.

Cách bón

- Bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân chuồng thật hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân Super lân, KCl.

- Bón thúc: từ 16 - 20 kg Urê

+ Lần 1: 7 - 10 ngày sau khi trồng bón từ 3 – 4 kg Urê + 3 kg DAP.

+ Lần 2: 17 - 20 ngày sau khi trồng bón từ 4 - 4,5 kg Urê + 3 kg DAP.

+ Lần 3: 27 - 30 ngày sau khi trồng bón từ 4 - 5,5 kg Urê + 4 kg DAP.

+ Lần 4: 37 - 40 ngày sau khi trồng bón từ 5 – 6 kg Urê.

Chú ý: Bón phân thúc cho hẹ lưu gốc đợt 2, 3, 4, 5, 6...giữa 4 lần bón phân thúc chỉ cách nhau 6 ngày/lần, bón phân phải đứt điểm trước 24 ngày khi sau trồng.

5. Chăm sóc

- Phủ rơm ngay sau trồng. Tưới nước đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt, đặc biệt là trong 7 ngày đầu sau khi trồng. Xới phá váng, thường xuyên tỉa bỏ lá bị sâu bệnh hại.

- Làm cỏ: Chú ý làm cỏ kịp thời cho Hẹ ở đợt 1 hoặc phun thuốc cỏ diệt mầm 1 - 2 ngày sau khi trồng. Từ đợt 2 trở đi Hẹ đã mọc dày nên có khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Vì vậy việc làm cỏ cho hẹ không tốn công lắm. Mỗi lần tưới phân cho hẹ kết hợp nhổ bỏ các cây cỏ mọc giữa liếp hoặc xung quanh liếp.

- Tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

- Chăm sóc sau thu hoạch: dùng cào, cuốc nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh và tiếp tục bón phân (cả phân hữu cơ và phân vô cơ), tưới nước như đợt 1.

- Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen cải xanh, cải ngọt, xà lách, rau quế hoặc tía tô vào giữa và xung quanh mép liếp hẹ.

6. Phòng trừ sâu bệnh

– Sâu đục gân lá: làm cho lá có màu trắng, sọc.

– Bệnh vàng lá: lá vàng từng chòm: giảm phân, giảm nước, rải tro bếp + vôi theo tỷ lệ 1:5

– Bệnh thối nhũn, tiêm lửa: nhổ bỏ cây bệnh.

Mua Hạt giống Hẹ ăn bông ở đâu? tại Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, TPHCM.

0/5
5
4
3
2
1

Gửi nhận xét của bạn